Các chuyến metro từ Thủ Đức đi về khu vực quận nhất đều đông nghịt người. Phần lớn người dân tham quan đường hoa Nguyễn Huệ và xem pháo hoa giao thừa.
Khoảng 18h30, các chuyến metro từ Thủ Đức đi về khu vực quận nhất đều đông nghịt người. Phần lớn người dân tham quan đường hoa Nguyễn Huệ và xem pháo hoa giao thừa. Ảnh: Quỳnh Trần
20h00 Người dân Thủ đô xuống đường hòa mình vào không khí xuânHà Nội đang rét 14 độ C, khu vực xung quanh Hồ Gươm vắng hơn mọi năm do năm nay không có chương trình Countdown như mọi năm. Nhiều gia đình thong dong dạo phố, ghi lại hình ảnh đẹp đêm giao thừa.
Khu vực quanh Hồ Gươm vắng hơn mọi năm.
Ba mẹ con chị Tống Hằng Nga ở quận Hoàng Mai lên Hồ Gươm từ 18h, đi dạo ngắm phố phường chờ đến giờ bắn pháo hoa.
Gia đình chị Ngọc Anh ở Hà Đông chụp ảnh bên Hồ Gươm. "Cả nhà lên đây ăn tối rồi về đón giao thừa ở nhà chứ không chờ xem pháo hoa", chị Ngọc Anh cho biết. Ảnh: Giang Huy
19h50 Hải Phòng bắn pháo hoa ở 13 điểmĐêm giao thừa Ất Tỵ 2025, Hải Phòng sẽ trở thành không gian rực rỡ sắc màu với 13 điểm bắn pháo hoa trải dài khắp thành phố. Chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Mùa xuân và khát vọng" được tổ chức tại quảng trường Nhà hát thành phố sẽ mang đến những tiết mục đặc sắc, với sự góp mặt của ca sĩ Thu Phương và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
19h45 Loạt sự kiện đón năm mới bên sông HànTối 28/1, hàng chục nghìn người dân và du khách đã đổ ra hai bờ sông Hàn, nơi trang trí các tiểu cảnh linh vật và hoa xuân. Điểm nhấn của những điểm trang trí này là linh vật rắn hổ mang do nghệ nhân Đinh Văn Tâm chế tác, đặt tại công viên phía tây cầu Rồng, cao 5 m, phần mang phồng rộng 2,6 m, thân uốn lượn dài hàng chục mét, với màu vàng chủ đạo từ đầu đến đuôi, tạo nên thần thái sinh động và sắc nét. Nguyên liệu chế tác bao gồm nhựa, sắt, xốp và thạch cao.
Khu vực cầu chữ T, trước tòa nhà Pháp cổ (nay là Bảo tàng Đà Nẵng) cũng được trang trí một "Bé Na" tương tự nhưng kích thước nhỏ hơn. Phía bên kia sông, linh vật rắn được cách điệu đội nón lá, hay cặp đôi "rắn hồng" cũng thu hút đông người đến xem, chụp ảnh tại khu vực công viên nằm giữa cầu Rồng và cầu Tình yêu.
Điểm trang trí hoa phía bờ Tây cầu Rồng. Ảnh: Nguyễn Quang
Tại khuôn viên phía đông cầu Rồng, nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng thực hiện hai chương trình nghệ thuật "Xuân hội tụ" và "Dịu dàng sắc Xuân". Nghệ sĩ ưu tú Trần Quang Hào, Giám đốc Nhà hát, cho biết trọng tâm của chương trình là "Xuân hội tụ", với ba phần "Đất nước vào xuân", "Xuân bừng sức sống" và "Khát vọng xuân ngời" diễn ra vào 21h.
"Với sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, vũ đạo và ánh sáng sân khấu hiện đại, hai chương trình hứa hẹn mang đến cho khán giả những khoảnh khắc đầy cảm xúc, đánh dấu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống - mùa xuân đoàn viên, mùa xuân của những chiến công đã khắc sâu trong trang sử và mùa xuân của những thành quả đang nở hoa từng ngày bay cao cùng đất nước", nghệ sĩ, ca sĩ Quang Hào nói.
Thời khắc giao thừa, TP Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong 15 phút tại ba địa điểm. Ở trung tâm thành phố, người dân có thể xem pháo hoa tại khu vực đường Bạch Đằng ven sông Hàn, đoạn giao với đường Bình Minh 6. Còn ở ngoại ô, người dân sẽ chiêm ngưỡng pháo hoa ở khu vực trước Trung tâm hành chính quận Liên Chiểu và Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang.
Năm nay, Đà Nẵng bắn 1.950 quả pháo tầm cao và 90 giàn tầm thấp, theo phương pháp trình diễn pháo hoa nghệ thuật (không nhạc nền), sử dụng hệ thống bắn pháo hoa FireOne và bán tự động bắn pháo hoa L100S.
19h40 Người dân TP HCM đi metro tham quan đường hoa và ngắm pháo hoaKhoảng 18h30, các chuyến metro từ TP Thủ Đức đi về trung tâm thành phố đông nghịt người. Phần lớn là người dân đi tham quan đường hoa Nguyễn Huệ và ngắm pháo hoa đêm giao thừa ở bến Bạch Đằng (quận 1).
Tết Ất Tỵ, TP HCM bắn pháo hoa tại 15 điểm, nhiều hơn trước đây 7 điểm, gồm hai vị trí tầm cao: Công viên bờ sông Sài Gòn và Khu tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược, huyện Củ Chi; 13 điểm tầm thấp gồm: Khu đô thị Thảo Điền, TP Thủ Đức; khu vực cầu Rạch Đĩa, Nhà Bè; khu vực sông Sài Gòn, gần cầu Rạch Chiếc, TP Thủ Đức (bắn trên sà lan); Công viên văn hóa Đầm Sen, quận 11; Đền tưởng niệm Bến Nọc, TP Thủ Đức.. Pháo hoa được bắn trong 15 phút lúc 0h ngày 29/1 - mùng 1 Tết.
Khách xếp hàng mua vé tại ga Bình Thái, TP Thủ Đức đi về các ga trung tâm thành phố, tối 29 Tết. Ảnh: Quỳnh Trần
Đoàn tàu đi về ga Bến Thành đón khách tại ga Bình Thái. Ảnh: Quỳnh Trần
Bên trong toa tàu đông kín người. metroraBế con nhỏ trên tàu, chị Võ Ngọc Lan Phương, 36 tuổi cho biết hôm nay đại gia đình 15 người lần đầu đường hoa Nguyễn Huệ bằng."Dù hơi đông xíu, nhưng mọi người rất háo hức, cảm thấy thoải mái khi di chuyển bằng metro", chị Phương nói. Ảnh: Quỳnh Trần
Ga Nhà hát Thành phố đông nghịt người đổ về. Đây là nhà ga gần với đường hoa Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng. Ảnh: Quỳnh Trần
19h40 TP Huế bắn pháo ở 4 điểmNăm đầu tiên lên thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền TP Huế tổ chức bắn pháo hoa tầm cao ở 4 điểm gồm: Kỳ Đài ở quận Phú Xuân và trung tâm thị xã Phong Điền, huyện Phú Lộc, huyện A Lưới, nhiều hơn so với năm trước một điểm. Điểm ở Kỳ Đài bắn 1.000 quả pháo; các điểm còn lại bắn 500 quả.
Tại quảng trường Ngọ Môn ở quận Phú Xuân, TP Huế tổ chức chương trình nghệ thuật mừng xuân.
Quảng trường Ngọ Môn tối 28/1. Ảnh: Võ Thạnh
19h35 TP HCM bắn pháo hoa 15 điểmLần đầu tiên TP HCM bắn pháo hoa 15 điểm mừng Tết Nguyên đán, nhiều hơn 7 điểm so với trước. Trong đó, hai điểm bắn pháo hoa tầm cao tại đầu hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Khu tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi).
13 điểm bắn tầm thấp gồm: Khu đô thị Thảo Điền, TP Thủ Đức; khu vực cầu Rạch Đĩa, Nhà Bè; khu vực sông Sài Gòn, gần cầu Rạch Chiếc, Thủ Đức (bắn trên sà lan); Công viên văn hóa Đầm Sen, quận 11; Đền tưởng niệm Bến Nọc, Thủ Đức. Khu tưởng niệm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Bình Chánh; Khu công nghiệp Tây Bắc, Củ Chi; Đền tưởng niệm liệt sĩ Rừng Sác, Cần Giờ; Quảng trường trung tâm hành chính quận 7; Công viên Khu dân cư 38 ha, phường Tân Thới Nhất, quận 12; quảng trường Hòa Bình, Gò Vấp; Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng, Hóc Môn; khu vực chợ Bình Điền, quận 8.
Người dân đổ về trung tâm TP HCM vui chơi, tham quan đường hoa Nguyễn Huệ tối 29 Tết. Ảnh: Quỳnh Trần
Để phục vụ người dân vui chơi, xem pháo hoa, cơ quan chức năng cấm xe vào hơn 20 tuyến đường khu trung tâm từ 20h30 ngày 28 đến 0h30 ngày 29/1. Các tuyến đường bị cấm gồm: Lê Lợi (từ Pasteur đến Đồng Khởi), Nguyễn Huệ (từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng), Đồng Khởi (từ Mạc Thị Bưởi đến Tôn Đức Thắng), Tôn Đức Thắng (từ Nguyễn Siêu đến cầu Khánh Hội)...
Ngoài bắn pháo hoa, dịp Tết Nguyên đán TP HCM còn tổ chức trình chiếu ánh sáng 3D lên tòa nhà UBND TP HCM vào tối 29 Tết, song hành cùng các hoạt động đón xuân tại trung tâm như: Triển lãm Mừng Xuân Ất Tỵ - Mừng Đảng quang vinh" từ 26 Tết đến 12 tháng Giêng tại công viên Lam Sơn và đường Pasteur - Lý Tự Trọng; Tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ tại khu khuôn viên tượng đài Hồ Chí Minh trên phố Nguyễn Huệ; Đường hoa Nguyễn Huệ; Lễ hội sách Tết Ất Tỵ đường Lê Lợi.
19h30 Hà Nội bắn pháo hoa ở 30 điểmUBND TP Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa (31 trận địa) vào đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, trong đó có 10 điểm tầm cao kết hợp tầm thấp. Riêng quận Hoàn Kiếm bắn ở hai điểm quanh Hồ Gươm là trước Trụ sở Tòa soạn báo Hà Nội mới và trước Bưu điện thành phố.
Có 10 trận địa, mỗi nơi 600 quả tầm cao và 90 giàn tầm thấp; 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp, mỗi nơi 120 giàn pháo. Thời điểm bắn từ 0h đến 0h15 ngày 29/1, kinh phí dự kiến hơn 36 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Các cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự quận Hai Bà Trưng đấu nối pháo hoa với bệ phóng, kết nối điều khiển từ xa tại trận địa pháo ở công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng sáng 28/1. Ảnh: Giang Huy
Ngoài pháo hoa, các quận huyện đều tổ chức chương trình nghệ thuật ở khu vực trung tâm. Quận Nam Từ Liêm tổ chức chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" ở quảng trường Mỹ Đình - sân vận động quốc gia Mỹ Đình (đường Lê Đức Thọ) với sự tham gia của những nghệ sĩ như: Tùng Dương, Thu Minh, Soobin Hoàng Sơn, Hà Lê, Cường Seven... và dàn nhạc dân gian đương đại dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.
Có 3 nội dung mới cập nhật